Mã QR (QR Code) là viết tắt của “Quick Response Code”, tạm dịch là Mã Phản Hồi Nhanh. Đây là một loại mã vạch hai chiều (2D barcode) được phát triển bởi công ty Denso Wave của Nhật Bản vào năm 1994. Mã QR được thiết kế để cho phép nội dung thông tin được mã hóa nhanh chóng đọc được bằng máy quét hoặc camera của thiết bị di động.
Ngày nay, mã QR đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, len lỏi vào hầu hết mọi lĩnh vực, từ kinh doanh, giáo dục, y tế đến giải trí, du lịch. Chỉ với một thao tác quét đơn giản, mã QR mở ra cánh cửa dẫn đến kho tàng thông tin khổng lồ, mang đến những tiện ích vô cùng thiết thực cho người dùng.
Hoa văn định vị (Finder pattern): Các hoa văn định vị nằm ở 3 góc của mã QR. Mục đích của chúng là biểu thị hướng cho mã, giúp camera có thể xác định được phạm vi mã cũng như đọc thông tin ngay trong trường hợp mã bị biến dạng.
Thông tin định dạng (Format Information)
Các mẫu định dạng có chức năng sửa lỗi, quyết định mức độ sửa lỗi của mã QR. Để giúp cho việc cân bằng giữa các ô đen và trắng trên mã, chức năng Mask được thiết lập. Dựa vào 8 loại nguyên tắc, các thông tin lưu trên mã QR vẫn đảm bảo sự toàn vẹn cũng như màu sắc của các ô đen trắng để bảo đảm sự cân bằng.
Ngoại trừ vùng thông tin định dạng và hoa văn định vị, các vùng khác của mã QR có thể tự thiết kế được.
Vùng dữ liệu (Data): Chứa những dữ liệu thực tế.
Mô-đun (Module): Các ô đen mã QR chứa các đoạn mã nhị phân và mang giá trị là 1, các ô trắng có giá trị là 0. Tập hợp các ô chính là các thông tin lưu trữ vào mã QR.
Ký hiệu căn chỉnh (Alignment pattern): Giúp định hướng mã QR, có thể giải mã từ mọi góc độ. Ngay cả khi mã đang ngược hoặc ở một góc khác, máy vẫn có thể đọc được mã một cách dễ dàng.
Mẫu thời gian (Timing pattern): Khi sử dụng mẫu này, máy quét có thể biết được độ lớn của ma trận dữ liệu.
Thông tin phiên bản (Version pattern)
Chỉ định phiên bản của mã QR, được xác định bởi số lượng mô-đun. Hiện tại, có tất cả 40 phiên bản từ 1 đến 40. Phiên bản 1 gồm 21 mô-đun, mỗi phiên bản tiếp theo sẽ tăng thêm 4 mô-đun cho đến khi đạt đến phiên bản 40 với tổng số 177 mô-đun. Càng nhiều mô-đun bên trong mã QR, nó sẽ có nhiều dung lượng lưu trữ hơn.
Đối với mục đích tiếp thị, thường dũng mã QR với phiên bản từ 1 đến 7.
Vùng yên tĩnh (Quiet zone): Đây là không gian trống xung quanh mã, cho phép bộ đọc mã phân biệt mã QR với môi trường xung quanh.
Tại sao hình dáng của mã QR lại là hình vuông?
Không ít người đã rất thắc mắc về vấn đề này. Những lý do mà mã QR luôn có dạng hình vuông là vì:
Ngày nay, mã QR ở khắp mọi nơi như trên hộp bánh pizza, tờ rơi, biên lai, bảng hiệu, cửa hàng. Người tiêu dùng có quét mã QR bằng các ứng dụng (app) hoặc máy ảnh trên thiết bị di động. Sau khi được quét, mã QR có thể đưa người dùng đến tệp PDF, trang đích hoặc video hoặc nhắc cuộc trò chuyện bằng tin nhắn văn bản và hơn thế nữa.
Mã QR không chỉ hữu ích trong việc truy xuất thông tin về sản phẩm mà còn là một công cụ tiện lợi để trao đổi thông tin liên lạc. Việc quét mã QR để lấy thông tin như địa chỉ email, số điện thoại, hoặc đường link đến trang cá nhân trên các mạng xã hội giúp tạo ra một cách tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả.
Đặc biệt, trong việc kết nối với bạn bè trên các mạng xã hội, mã QR giúp giảm bớt bước tìm kiếm và nhập liệu thủ công. Thay vì phải gõ tên hoặc email, chúng ta chỉ cần một quét là có thể kết nối trực tiếp. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm rủi ro sai sót.
Bằng cách quét mã QR, bạn có thể nhanh chóng đọc được thông tin chi tiết về sản phẩm như nơi sản xuất, thành phần sản phẩm, cách sử dụng,…
Bên cạnh đó, việc thanh toán bằng mã QR ngày càng phổ biến và ưa chuộng. Người mua hàng dễ dàng thanh toán bằng cách quét mã QR ở quầy thanh toán hoặc nhân viên sẽ quét mã ngay trên điện thoại vô cùng tiện lợi và chính xác.
Xem menu, xem các công thức và cách chế biến món ăn, thức uống,…một cách dễ dàng. Mã QR không chỉ giúp việc xem menu món trở nên nhanh chóng và dễ dàng mà còn tạo ra một trải nghiệm dịch vụ hiện đại. Bằng cách quét mã trên bảng menu, bạn có thể xem toàn bộ danh sách món ăn và chọn món dễ dàng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp khách hàng thoải mái khi không còn nhân viên đứng tại bàn chờ mình chọn món.
Ứng dụng trong truyền thông quảng cáo: Dần thay thế các quảng cáo dưới hình thức in ấn và phát tờ rơi. Mã QR sẽ đính kèm thông tin thương hiệu trên các ấn phẩm, bảng hiệu cửa hàng, các bảng quảng cáo, billboard.
Thanh toán bằng mã QR: Việc thanh toán bằng mã QR ngày càng phổ biến và ưa chuộng. Người mua hàng dễ dàng thanh toán bằng cách quét mã QR ở quầy thanh toán hoặc nhân viên sẽ quét mã ngay trên điện thoại.
Ứng dụng với các tờ báo, tạp chí giấy: Dễ dàng thể quét mã QR được in trên tờ báo, tạp chí giấy để truy cập phiên bản online/mobile của tờ báo, tạp chí này.
Ứng dụng tại các chương trình nhạc hội, live show, bar: Quét mã để xem tiết mục, ca sĩ, ban nhạc, bài nhạc đang chơi, tác giả bài nhạc.
Ứng dụng tại nhà hàng, khách sạn, cafe: Xem các công thức và cách chế biến món ăn, thức uống, thông tin khách sạn.
Ứng dụng với đồ vật cá nhân (xe, áo thun…): Cung cấp thông tin chi tiết về món hàng, xuất xứ, giá cả.